Kinh tế Guyana

Máy cày trên cánh đồng lúa tại đồng bằng ven biển Guyana.
Bài chi tiết: Kinh tế Guyana

Guyana là một trong những nước nghèo nhất tại Tây Bán Cầu Trong thập niên 80, kinh tế quốc gia chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng trầm trọng. Hạn hán nghiêm trọng và những biến động chính trị đã làm cho tăng trưởng kinh tế Guyana giảm xuống mức -1,8% trong năm 1998. Các vấn đề kinh niên của họ gồm thiếu lao động có tay nghề và thiếu hụt cơ sở hạ tầng. Tới gần đây chính phủ vẫn lừa bịp về một khoản nợ nước ngoài khá lớn để từ chối mở rộng chi tiêu ngân sách cho đầu tư công cộng. Giá các sản phẩm khai thác mỏ và nông nghiệp thấp cộng với các vấn đề trong ngành công nghiệp bôxítđường đã đe dọa khoản thuế nhỏ nhoi của chính phủ cũng như khiến các viễn cảnh phát triển tương lai trở nên mờ mịt hơn. Tuy nhiên, kinh tế Guyana đã hồi phục và tăng trưởng nhẹ từ năm 1999, dựa trên việc mở rộng các lĩnh vực nông nghiệp và khai thác mỏ, và một môi trường thuận lợi hơn cho kinh doanh, tỷ giá trao đổi sát thực tế hơn, lạm phát ở mức khá thấp, và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Những nhân tố chính góp phần phát triển gồm việc mở rộng lãnh vực khai thác mỏ và nông nghiệp, những điều kiện ưu đãi cho kinh doanh, tỷ giá hối đoái thỏa đáng hơn, tỉ lệ lạm phát vừa phải và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. Tổng thống Jagdeo, cựu Bộ trưởng Tài chính, đang từng bước thực hiện cải cách kinh tế, phác thảo bộ luật đầu tư và tái cấu trúc khu vực công hoạt động trì trệ và kém hiệu quả. Vấn đề còn tồn đọng là thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao, hệ thống giao thông vận tải còn nghèo nàn. Hiện nay chương trình tư nhân hóa đang được xúc tiến mở rộng.

Các hoạt động kinh tế chính của Guyana là nông nghiệp (sản xuất gạo và đường Demerara), khai thác mỏ bôxít, vàng, gỗ, tôm và khoáng sản. Công nghiệp mía đường, chiếm 28% toàn bộ nguồn thu xuất khẩu, chủ yếu do Guysuco điều hành và sử dụng nhiều lao động hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác. Nhiều ngành công nghiệp nhận được đầu tư nước ngoài khá lớn. Ví dụ, công nghiệp mỏ được công ty Mỹ là Reynolds MetalsAlcan của Canada đầu tư khá nhiều, còn Barama Company của Hàn Quốc/Malaysia chiếm thị phần lớn trong công nghiệp khai thác gỗ.

Sản xuất balatá (mủ cao su tự nhiên) từng là một lĩnh vực quan trọng tại Guyana. Đa số cây balata tại Guyana được trồng ở những đồi thấp tại Núi Kanuku ở Rupununi. Trước kia loại cây này cũng được trồng tại Quận tây bắc, nhưng đa số cây ở đây đã bị tàn phá bởi nạn lấy mủ bất hợp pháp khiến người dân phải lựa chọn cách chặt cây thay vì khai thác chúng.

Người địa phương thường dùng Balata làm bóng chơi môn cricket kiểu địa phương, trám tạm vào lỗ hổng răng, và nặn những bức tượng nhỏ hay những đồ vật trang trí khác (đặc biệt với người Macushi tại vùng núi Kanuku).

Các tổ chức lớn trong lĩnh vực tư nhân gồm Ủy ban Khu vực Tư nhân (PSC)[7] và Phòng Thương mại và Công nghiệp Georgetown (GCCI);[8] xem một danh sách công ty tại Guyana.

Ngoài ra, chính phủ đã đưa ra sáng kiến kiểm tra lại toàn bộ các sắc thuế bắt đầu từ năm 2007. Thuế giá trị gia tăng (VAT) được đưa vào thực hiện thay thế sáu loại thuế khác. Trước khi VAT được áp dụng, thường việc trốn thuế mua bán khá dễ dàng và nhiều công ty đã thực hiện hành vi này. Nhiều công ty phản đối việc áp dụng thuế VAT vì họ phải thực hiện thêm nhiều hoạt động sổ sách, tuy nhiên chính phủ vẫn kiên quyết thực hiện. Bằng cách thay thế nhiều loại thuế bằng một thuế suất thấp, chính phủ cũng sẽ dễ dàng hơn trong hoạt động kiểm toán, ngăn chặn tham ô. Tuy việc đưa thuế VAT vào áp dụng từng gặp phải một số khó khăn, nó sẽ giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày nhờ số tiền chính phủ thu được và đầu tư cho lĩnh vực công cộng.

Tổng thống Bharrat Jagdeo đã coi việc giảm gánh nặng nợ nần là một ưu tiên hàng đầu với chính phủ của mình. Ở một số mức độ, ông đã khá thành công, với gần 800 triệu dollar xoá nợ từ Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển liên Mỹ, cộng với hàng triệu dollar khác do các nước công nghiệp giảm trừ.

Tính đến năm 2016, GDP của Guyana đạt 3.456 USD, đứng thứ 158 thế giới và đứng thứ 12 khu vực Nam Mỹ.